Nuôi gà chọi làm sao cho chúng luôn khỏe mạnh là điều mà các sư kê luôn quan tâm. Để có một chú gà chọi thể lực tốt, sức khỏe dẻo dai trong mỗi trận đấu thì những người nuôi phải bỏ ra rất nhiều tâm sức trong thời gian dài.
Vậy cách nuôi gà chọi khỏe mạnh như thế nào? Để biết điều đó thì các sư kê hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Cách chọn giống gà chọi tốt
Điều đầu tiên trong cách nuôi gà chọi khỏe đó là chọn giống tốt. Vì thế cần chọn những chú gà chọi có cha xuất chúng, có mẹ rặc dòng thì con sẽ có một số điểm nổi trội được thừa hưởng từ bố và mẹ. Việc lựa chọn gà cần theo định kỳ vào lúc 3 tháng, 6 tháng.
Đợt đầu là lúc 3 tháng, sẽ chọn giống gà theo vóc dáng, tướng tá, chân vảy…6 tháng sau tiếp tục chọn gà dựa theo đòn thế, kỹ năng để biết được tài nghệ của gà chọi thông qua các lần xổ gà.
Cách chọn thức ăn cho gà
Giống như con người, cần phải được ăn những thức ăn tốt thì cơ thể mới khỏe. Với gà chọi cũng vậy, chế độ dinh dưỡng đảm bảo là điều cần thiết làm cho gà chọi khỏe. Gà ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi thì sử dụng cám tổng hợp vì trong đó đã chứa đầy đủ các chất cần thiết. Nhưng đến giai đoạn 3 tháng tuổi thì cần thay thế cám công nghiệp hoàn toàn bằng:
- Thóc, lúa, ngũ cốc
- Thịt bò, trứng cút
- Lươn, trạch nhỏ, cá chép nhỏ
- Rau xanh
- Sâu superworm hoặc dế
- Vitamin B1, B12…
Tuy nhiên cần cho gà ăn với một lượng vừa đủ, tránh gây lãng phí cũng như không làm gà béo quá vì gà béo quá sẽ làm giảm sự linh hoạt của chúng.
Bên cạnh đó, nước uống cho gà cũng cần được đáp ứng đầy đủ, tránh làm gà bị khát, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Cho gà uống nước 2 lần mỗi ngày vào sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách tập luyện cho gà chọi khỏe
Đi kèm với chế độ dinh dưỡng tốt, muốn gà chọi khỏe mạnh còn cần đến phương pháp luyện tập đúng cách. Luyện tập sẽ làm cho gà tăng sức bền, cải thiện kỹ năng và giúp cho gà quen dần với quá trình thi đấu của một chiến kê thực sự. Dưới đây là một số cách tập luyện cho gà chọi khỏe:
- Xổ gà: Xổ gà là công việc sử dụng các bài tập đá, đập cánh cho gà chọi tập. Việc xổ gà này có thể giúp cho sư kê biết được kỹ năng của gà thông qua lối đá khi chúng chọi với nhau. Quá trình này bao gồm 3 kì vần hơi và 4 kì vần đòn, được thực hiện đan xen giữa thời gian luyện tập và thời gian nghỉ ngơi để gà không bị mất sức trong quá trình vần.
- Quần sương: Quần sương là công việc mà sư kê cần cho gà chọi tập luyện vào lúc sáng sớm, đó là khi trời có sương. Vì khi được tập luyện, hoạt động dưới sương sớm với các hoạt động như đập cánh, tập gáy, vươn vai sẽ làm gà chọi khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
- Xát nghệ: Là việc bôi một lớp nghệ trộn với các bài thuốc vào da gà. Việc này giúp da gà chọi đỏ và dày lên, giúp làm giảm tác động của các đòn đá từ đối thủ.
- Dầm cẳng: Đây là cách làm chân gà săn chắc hơn. Nhờ vào việc ngâm chân gà vào thuốc ngâm chân gà chọi trộn với nước muối hoặc có thể trộn chung với nước tiểu. Vì cho rằng nó có tác dụng giúp chân gà chọi, ngón chân, quản gà chắc.
- Gà vần tập với người: hay còn gọi là gà tập bộ, trong đó hình thức tập “quay thóc” được sử dụng phổ biến nhất.
- Gà chạy lồng, chạy bội: là sử dụng 2 gà chiến, một con trong bội, một con ngoài bội để 2 gà đuổi nhau chạy vòng vòng. Các sư kê sẽ có nhiệm vụ đếm vòng để cho gà một chế độ luyện tập tốt nhất.
- Vỗ hen gà thường xuyên.
Kết luận
Những chia sẻ về cách nuôi gà chọi khỏe trên đây đều là những kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia trên trang gachoivietnam.net.
Xem Thêm: Gà chọi ở đâu hay nhất?
Với những thông tin ấy, hy vọng sẽ giúp các sư kê có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong cách chăm sóc gà chọi hàng ngày của mình, giúp chúng luôn khỏe mạnh, bách chiến bách thắng trong các trận đấu. Hãy theo dõi trang gachoivietnam.net của chúng tôi nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức hơn nữa về gà chọi.
Discussion about this post