Gà chọi cho đến hiện nay hầu hết các sư kê nuôi vì đam mê. Tuy nhiên loại gà này cũng đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế khá cao. Nhưng để làm được điều đó thì cần làm cho gà có lực.
Vậy làm thế nào để gà có lực? Bài viết hôm nay của gachoivietnam.net sẽ gửi đến các bạn cách nuôi gà chọi có lực hay nhất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.
Cách vần gà chuẩn
Vần gà là giai đoạn cơ bản nhưng bạn cần phải thực hiện đều đặn để chú gà của mình trở nên sung sức hơn. Có 3 phương pháp vần chính như sau:
- Gà vần với gà, hay còn gọi là vần đòn, vần hơi: Ở hình thức này, bạn cuốn chân hai chú gà chọi lại, bịt hoặc thả mỏ để chúng ‘quần thảo’ với nhau.
- Gà vần với người, hay còn gọi là tập bộ, bao gồm cả hình thức quay thóc: ở hình thức này, chúng ta sẽ cùng tập với gà.
- Hai gà chạy lồng: Hai chú gà chọi sẽ được nhốt chung vào một chiếc lồng để luyện chạy đuổi nhau. Khi đó, bạn sẽ phải ngồi ngoài để theo dõi đếm số vòng chạy của chúng.
Tuy nhiên, để nuôi gà đá có lực, bạn cần phải biết vần gà theo các mức độ khác nhau trong quá trình nuôi. Nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng từ ít đến nhiều thông qua các hình thức từ đơn giản đến phức tạp.
Và khi chú gà chọi đã đạt đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất rồi thì bạn lại hạ dần mức độ xuống để cho chúng thích nghi và có được một thể lực thật hoàn chỉnh.
Dưới đây là công thức nuôi gà đá có lực:
- Kỳ 1: Bạn vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút rồi cho nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 7 ngày.
- Kỳ 2: Vần 2 hồ đòn 17 – 25 phút rồi nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 10 ngày.
- Kỳ 3: Vần 3 – 4 hồ đòn trong khoảng 17 – 25 phút rồi cho nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút, tiếp đến khoảng 3 ngày sau thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút. Cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho bắn chân 10 phút rồi nghỉ 7 ngày trước khi ra chiến đấu.
Vào nghệ, ra nghệ và om bóp
Vào nghệ là việc giúp cho gà nhanh lành da, làm da dày hơn sau mỗi trận đấu, giảm mỡ phần đùi cho đôi chân khỏe, làm cho cơ thể săn chắc, tạo ra những đòn đá hiểm chí mạng vào đối phương.
Tuy nhiên, kỹ thuật này thường không dành cho gà đá dưới 1 năm hoặc những chú gà đã được vần từ 2 đến 3 lần. Các sư kê nên dùng nghệ tươi với gừng giã nát trộn với muối rượu sau đó sát vào những chỗ hay bị thương như cổ, mỏ, đầu, lưng,..
Xem Thêm: Cách đúc giống gà chọi thuần chủng
Ra nghệ là một kỹ thuật cần thực hiện sau khi vào nghệ khoảng 6 tiếng, sư kê phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều cho bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều cho bớt nghệ lần 2.
Sau đó ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.
Om bóp là kỹ thuật căn bản giúp cho gà tránh được tình trạng nấm mốc và các loại vi khuẩn ký sinh trên da và lông gà. Đồng thời giúp gà sạch sẽ, khí huyết lưu thông, cho da dày hơn, giúp gà không bị rách da khi chiến đấu và có khả năng chịu được những đòn hiểm từ phía đối phương.
Chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước vào nghệ, ra nghệ và om bóp là chú gà của bạn đã nắm phần thắng khá tương đối.
Cách dãi nắng, dầm sương
Đây là một hình thức rèn luyện giúp mang lại nhiều hiệu quả cực kỳ tốt trong cách nuôi gà đá có lực. Chú gà chọi của bạn sẽ phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt nhất, dù là nắng hay mưa, thậm chí là cả khi sương dày đặc thì gà vẫn phải tập luyện để có được một cơ thể dẻo dai và khả năng chịu đòn bền bỉ.
Mỗi ngày, bạn có thể cho gà phơi nắng khoảng 1 tiếng vào buổi trưa. Tuy nhiên, trong quá trình phơi, cần đặt gà trên nền ẩm, mát và trong lồng lúc nào cũng có một cốc nước.
Còn trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, nhiệt độ cao thì trước khi phơi, bạn cần phải cho gà uống thêm một lát sâm để đảm bảo sức khỏe của gà trước khi tập luyện.
Kết luận
Trên đây là một số cách để giúp gà chọi mau có lực qua sự chia sẻ của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Hy vọng đó sẽ là những thông tin bổ ích cho những sư kê chăm sóc gà chọi, đặc biệt là những người mới vào nghề. Hãy theo dõi trang gachoivietnam.net của chúng tôi để theo dõi thêm nhiều bài viết khác nhé.
Discussion about this post