Gà chọi sau khoảng 4 tháng tuổi đã có thể đi thi đấu nếu có thể đảm bảo được sức khỏe và kỹ thuật tốt. Do vậy, trong khoảng thời gian ấy, các sư kê cần có những chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho gà một cách hợp lý nhất.
Nhưng làm thế nào để có cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi hợp lý nhất? Hãy để các chuyên gia của trang gachoivietnam.net giúp bạn trả lời câu hỏi đó qua bài viết sau đây.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi 4 tháng tuổi
Ở gà chọi, giai đoạn trưởng thành, mọi thứ đều bắt đầu phát triển: ăn khỏe, lông bắt đầu mọc, bắt đầu cất tiếng gáy là khi 4 tháng tuổi. Bởi thế nên gà ở giai đoạn này cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối, không nên chăm gà béo quá vì sẽ làm giảm đi sự linh hoạt của gà chọi. Các sư kê nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho gà chọi 4 tháng tuổi qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Gà được 2 tháng tuổi
Thông thường, gà đến 2 tháng tuổi sẽ được loại bỏ dần cám công nghiệp và thay vào đó là sử dụng những thứ dưới đây:
- Cám gạo
- Thóc, lúa
- Ngô
- Cá tươi nấu chín
- Các loại rau xanh
- Một số loại vitamin A, D, E, C,…
Giai đoạn 2: Gà từ 3-4 tháng tuổi
Gà chọi sinh trưởng cực kỳ nhanh trong giai đoạn 3-4 tháng tuổi. Giai đoạn này gà bắt đầu thay lông, bởi vậy cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn cho gà. Bên cạnh việc thêm hàm lượng cám, gạo, thóc, lúa, ngô, cá tươi, rau xanh và các loại vitamin thì cần thêm sâu superworm hoặc dế, lươn nhỏ, thịt bò, tép cho gà chọi.
Xem Thêm: Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh
Cách huấn luyện cho gà chọi 4 tháng tuổi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các sư kê cũng cần biết cách huấn luyện gà để chúng có thể khỏe mạnh, quen với môi trường trước khi thi đấu được.
- Trong khoảng 3 tháng tuổi đầu tiên, gà con được nuôi chung với mẹ
- Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
- Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
- Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
- Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: việc sư kê cho gà chọi hoạt động vào sáng sớm khi trời còn sương
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để giúp da gà chọi đỏ và dày lên. Giúp làm giảm tác động của các đòn đá từ đối thủ lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm cẳng: là việc các sư kê giúp chân gà săn chắc hơn. Nhờ vào việc ngâm chân gà vào một vào thuốc ngâm chân gà chọi trộn với nước muối, nước tiểu trước khi thi đấu 1 tháng.
Cách phòng bệnh cho gà 4 tháng tuổi
Ngoài chế độ dinh dưỡng, cách tập luyện tốt thì gà cũng cần được phòng bệnh chu đáo để chúng luôn được khỏe mạnh. Sau đây là một số cách phòng bệnh cho gà chọi 4 tháng tuổi:
- Rắc vôi bột hoặc phun thuốc diệt trùng xung quanh chuồng trại
- Khử trùng dọn dẹp tấm đệm lót rải chuồng tránh cho vi trùng ký sinh và ruồi muỗi hoành hành nơi ở của gà.
- Tẩy gian, sán cho gà
- Thả và cho gà tắm nắng thường xuyên để gà làm quen với môi trường và linh hoạt hơn
- Tiêm vacxin phòng bệnh định kỳ.
Kết luận
Gà chọi 4 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng của gà nên cách nuôi gà ở giai đoạn này sẽ làm tiền đề cho gà phát triển ở quá trình tiếp theo. Trên đây là cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi từ những chia sẻ của các chuyên gia trên chuyên trang gachoivietnam.net. Hy vọng đó là những thông tin mà các sư kê đang cần tìm kiếm. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin, kiến thức hơn về gà chọi, hãy theo dõi trang gachoivietnam.net của chúng tôi ngay.
Discussion about this post